Đây là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của lĩnh vực xuất bản – in – phát hành tại Việt Nam.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Bộ TT&TT, riêng trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành, 6 tháng qua, Cục Xuất bản – In và Phát hành đã cấp 1.815 giấy xác nhận đăng ký xuất bản với hơn 37.000 xuất bản phẩm, 853 triệu bản sách; cấp 23 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh với 27 xuất bản phẩm, 2,6 triệu bản sách.
Còn thiếu cơ chế, chính sách về quản lý xuất bản phẩm điện tử. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Bên cạnh đó, đã có 13.464 cuốn với 179 triệu bản được nộp lưu chiểu. Trong đó, sách in 13.500 cuốn với 175 triệu bản; sách điện tử 26 cuốn với 3,8 triệu (lượt).
Ngoài ra, Cục Xuất bản – In và Phát hành đã cấp 12 giấy phép hoạt động in, 7 giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài, 778 giấy phép nhập khẩu thiết bị in; cấp 9 giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh với 1.079 tên sách, 2.000 bản sách, 13 băng đĩa; cấp 358 giấy xác nhận nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh với 33.500 tên sách, 20 triệu bản sách, 8,4 triệu băng đĩa.
Nhìn chung, ngành xuất bản – in - phát hành vẫn gặp nhiều khó khăn. Đa số nhà xuất bản đang trong tình trạng khó khăn trong khi vai trò, ảnh hưởng của tư nhân trong liên kết xuất bản ngày càng lớn. Hoạt động in lậu vẫn chưa giảm. Tình trạng chiết khấu giá sách bị đẩy lên cao vẫn phổ biến, tạo cơ hội cho sách giả, sách lậu có điều kiện phát triển. Đặc biệt, vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách về quản lý xuất bản phẩm điện tử.
Nhìn chung, ngành xuất bản – in - phát hành vẫn gặp nhiều khó khăn. Đa số nhà xuất bản đang trong tình trạng khó khăn trong khi vai trò, ảnh hưởng của tư nhân trong liên kết xuất bản ngày càng lớn. Hoạt động in lậu vẫn chưa giảm. Tình trạng chiết khấu giá sách bị đẩy lên cao vẫn phổ biến, tạo cơ hội cho sách giả, sách lậu có điều kiện phát triển. Đặc biệt, vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách về quản lý xuất bản phẩm điện tử. Trong 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực xuất bản - in - phát hành gồm: Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động xuất bản nói chung và xuất bản phẩm điện tử nói riêng. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản, Nghị định sửa đổi Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in.
Hoàn thiện Chương trình Sách Quốc gia giai đoạn 2016-2020, Đề án khôi phục, duy trì và phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm cấp huyện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Đề án quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2016-2020;...
Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển xuất bản - in - phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo các nhà xuất bản kiểm soát chặt chẽ nội dung các xuất bản phẩm.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Luật Xuất bản và các văn bản pháp luật có liên quan; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
Đẩy mạnh kiểm tra, thu hồi và xử lý xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản và các quy định về hoạt động xuất bản - in - phát hành.
Bình Minh