Tin tức - Sự kiện

Biên tập xuất bản thời 4.0 cần biết cách ứng dụng công nghệ mới

- http://infonet.vn

Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ và tin học, kiến thức khoa học – công nghệ cần thiết để có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, các phương thức xuất bản mới.


Sáng 29/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật và Học viện Báo chí – Tuyên truyền phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mang công nghiệp 4.0”.
 
 
 
Toàn cảnh Hội thảo sáng 29/10 tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
 
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Phạm Chí Thành, Quyền Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật nhấn mạnh: Cách mạng công nghiêp 4.0 với sự kết hợp các công nghệ và thông tin số hóa, Internet kết nối vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot, in 3D… đã và đang tạo ra sự thay đổi đột biến trong toàn bộ công tác xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản phẩm.
 
Những thay đổi này đem lại nhiều cơ hội và tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa – xuất bản. Song nó cũng tạo áp lực buộc các chủ thể của ngành phải thay đổi về tư duy, cách thức làm việc trong các hoạt động xuất bản, in và phát hành.
 
Phân tích rõ hơn những thách thức và yêu cầu mới đối với công tác xuất bản trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Phạm Chí Thành lưu ý: "Những nhà xuất bản truyền thống nếu không thích nghi, bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, không kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ cùng những lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản điện tử vào quy trình xuất bản, không có điều kiện về nguồn vốn để thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại, sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường.
 
Các nhà xuất bản phải thay đổi hệ thống tổ chức, quản lý và cơ chế, cách thức hoạt động của mình để phát triển, tương thích với các hoạt động xuất bản dựa trên các nền tảng tích hợp, giao thoa công nghệ hiện đại và môi trường số".
 
Cũng theo Quyền Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản, đặc biệt các biên tập viên là phải có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có khả năng chọn lọc, tổng hợp, phân tích và xử lý trước những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng trong điều kiện bùng nổ thông tin nhanh, đa chiều cả ở trong nước và quốc tế.
 
“Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoai ngữ và tin học, thậm chí cả những kiến thức khoa học – công nghệ cần thiết để có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động quản lý, chuyên môn, tương ứng với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng…”, ông Phạm Chí Thành khuyến nghị.
 
Tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương đặc biệt lưu ý xu hướng tự xuất bản trên thế giới và ở Việt Nam: “Ngay cả ở Việt Nam, nhiều tác giả đã tự xuất bản sách ra thế giới qua mạng Internet mà không qua một nhà xuất bản nào. Đây là lời cảnh báo công tác quản lý xuất bản cần có chuyển biến phù hợp”.
 

 

Ông Trần Chí Đạt, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
xoáy sâu vào vấn đề xuất bản điện tử và xu hướng đổi mới chương trình đào tạo
để phát triển nguồn nhân lực
 
 
Ông Trần Chí Đạt, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xoáy sâu vào vấn đề xuất bản điện tử và xu hướng đổi mới chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực: “Xét trên góc độ đà tạo biên tập viên xuất bản thì hiện nay chương trình đào tạo chuyên ngành xuất bản ở nước ta mới đáp ứng được một phần yêu cầu, nghĩa là mới làm tốt việc đào tạo nghề xuất bản theo hướng truyền thống, còn việc đào tạo nhân lực theo hướng tiếp cận các phương pháp, hình thức xuất bản hiện đại như xuất bản điện tử đa phương tiện còn phần nào hạn chế…
 
Các cơ sở đào tạo cần bổ sung thêm thời lượng về xuất bản điện tử đa phương tiện và thương mại điện tử, thậm chí là một số môn học liên quan đến truyền thông mạng xã hội. Đồng thời, các cơ sở đào tạo ngành xuất bản nên nghiên cứu thành lập trung tâm thực nghiệm xuất bản, là cơ sở thực hành cho sinh viên làm các loại sách điện tử đa phương tiện”.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các nhà xuất bản đã tập trung thảo luận về những thay đổi của hoạt động biên tập, xuất bản kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác biên tập, xuất bản…
 

 

VIDEO
B Ộ SÁCH AN TOÀN GIAO THÔNG