Để rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển, nước ta vừa phải tiến hành công nghiệp hóa, vừa phải tìm cách đi thẳng vào kinh tế tri thức, công nghiệp công nghệ cao. Đảng và Nhà nước ta không ngừng tập trung xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, tăng cường năng lực tiếp thu, làm chủ các công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, chúng ta chọn hướng đi nhằm đạt mục tiêu đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực sản xuất then chốt có tác động đến nhiều ngành khác, các lĩnh vực sản xuất sản phẩm xuất khẩu, các lĩnh vực đầu tư mới, và nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới trong chế tạo máy... để có thể đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Sang đến thể kỷ 21, nhiều vấn đề được dự báo trong thế kỷ 20 đã trở thành hiện thực như biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng,... Hay những vấn đề về an sinh xã hội như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, sự mất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, chăm soc tuổi già,... giữa nông thôn và đô thị. Những vấn đề mới đặt ra câu hỏi làm thế nào để việc phát triển kinh tế không mâu thuẫn với đảm bảo anh sinh xã hội và bảo vệ môi trường sống? Mối quan hệ của các nhóm vấn đề được xử lý như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước đi trước là những kinh nghiệp quý báu cho các nước đang phát triển. Cuốn sách giúp bạn đọc hình dung bước đầu về con đường phát triển của nước ta trong những năm tới với việc tận dụng lợi thế “người đi sau” và gắn với phát triển kinh tế tri thức. Sách gồm những nội dung sau: Phần thứ nhất: Xu hướng kinh tế của Thế kỷ 21 Phần thứ hai: Phát triển của Việt Nam từ giữa Thế kỷ 20 đến nay Phần thứ ba: Kinh nghiệm của người đi trước Phần thứ tư: Lợi thế đi sau Phần thứ năm: Kinh thế tri thức trong lợi thế đi sau Phần thứ sáu: Tam giác phát triển bền vững Phần thứ bẩy: Mô hình công nghiệp hóa Phần thứ tám: Thay cho lời kết Nhiều nội dung trong cuốn sách này là kết quả của việc hợp tác nghiên cứu về phát triển bền vững tại CHLB Đức do Viện Friedrich Ebert Stiftung tài trợ cho nhóm tác giả. Giáo sư Micheal von Hauff từ Đại học kỹ thuật Kaiserslautern CHLB Đức giới thiệu trong cuốn sách này những vấn đề cơ bản về lý thuyết phát triển bền vững