Chương I: giới thiệu về cơ sở lý luận quản lý và quản trị doanh nghiệp,Chương II: giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về quản lý và quản trị doanh nghiệp nhà nước. Qua các phân tích ở Chương 3: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý và quản trị doanh nghiệp nhà nước, Chương IV: Quản trị doanh nghiệp nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại các công ty hiện nay, Chương V: Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước; các tác giả đó chỉ ra các ưu điểm và những vấn đề còn bất cập trong hoạt động của DNNN hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một nền kinh tế chuyển đổi nào cũng nảy sinh những mặt bất cập cản trở bước phát triển của nền kinh tế, đó là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để khắc phục và hoàn thiện dần mô hình tổ chức, mô hình hoạt động cho phù hợp với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Ở đây các tác giả đã chỉ ra những bất cập như: sự chỉ đạo, can thiệp quá sâu của cơ quan chủ quản (Nhà nước) tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có doanh nghiệp vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa tham gia quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực nhất định; mối quan hệ tay ba giữa Nhà nước, bộ chủ quản và doanh nghiệp… Những vướng mắc này đã đi ngược lại với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Qua các phân tích, các tác giả đã kiến nghị một số giải pháp góp phần hướng tới hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là trong việc sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong khu vực kinh tế nhà nước (Chương VI: Mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế).