Cấu trúc của sách gồm 15 chương, chia làm 2 tập. Cụ thể như sau: Tập 2 trình bày những nguyên lý tính toán, thiết kế; nguyên tắc tính chọn những chi tiết máy có công dụng chung trong các máy cơ khí nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về khả năng làm việc của chúng. Những nét mới trong tập 2 cuốn sách này là: 1. Tập trung trình bày rõ cơ sở lý thuyết để tính toán độ bền mỏi cho các chi tiết máy. Trong các máy cơ khí, hầu hết các chi tiết (hay các khâu) đều chuyển động tương đối so với nhau dưới tác động của phổ tải trọng (cố định hoặc thay đổi theo thời gian), vì thế trong chúng luôn luôn xuất hiện trạng thái ứng suất biến đổi theo thời gian.Theo nghiên cứu thống kê của Viện Công nghệ hàn Mỹ thì có tới 90% các chi btiết máy bị phá huỷ vì mỏi. Do vậy việc tính toán độ an toàn bền mỏi và dự báo tuổi thọ của chúng là điều vô cùng quan trọng, mặc dù việc tính toán theo phương pháp ứng suất cho phép là cần thiết, nhưng chưa đủ. 2. Sách giới thiệu phương pháp tính toán thiết kế truyền động bánh răng mới: truyền động bánh răng Nôvicốp; truyền động bánh răng sóng. Ngoài ra, sách còn trình bày phương pháp tính toán chống dính răng trong bộ truyền bánh răng khi chúng phải làm việc ở nhiệt độ cao. Giới thiệu về phương pháp tính tuổi thọ chi tiết máy theo xác suất phá hủy và theo phương trình lan truyền vết nứt mỏi. 3. Trong phần phụ lục có giới thiệu một số chương trình tự động hóa tính toán truyền động cơ khí trong môi trường Maple [14] và trong môi trường Excel[42]. Ngoài ra một số bản vẽ chế tạo chi tiết máy có công dụng chung cũng được giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Kèm theo cuốn sách này là một CD-ROM phục vụ quá trình dậy, học. Tóm lại, CD-ROM kết hợp với sách này, gíup ngươi dậy và người học trình bày và tiếp thu các liều kiến thức theo lý thuyết dậy học (lý thuyết nhận thức) một cách có hiệu quả nhất. Có thể coi những điều đó là những điều mới về học thuật mà các sách về Chi tiết máy hoặc các sách tương tự xuất bản từ trước năm 2006 chưa hề đề cập tới.