Thế nhưng, chỉ hơn một năm sau, nó đã lớn mạnh đến mức không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý vì sự bành trướng quá mức, nằm ngoài tầm kiểm soát, mà hơn thế nó đã trở thành một mối đe dọa thường trực đối với sách in truyền thống.
Qua mặt nhờ ưu trội công nghệ
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên thế giới hiện có khoảng 2 triệu đầu sách miễn phí được các thuê bao tải về vào tháng 8/2009. Điện thoại di động có thể cung cấp cho người dùng với một công cụ kết nối dữ liệu rất tiện ích, vì vậy mà các sách điện tử không cần phải lưu trữ trên thiết bị. Một eBook có thể sẽ được cung cấp vô hạn định mà không cần in ấn. Nó có khả năng chứa hàng ngàn sách, tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của nó, chỉ cần bỏ vào túi áo và có thể mang đi bất cứ nơi đâu. EBook có khả năng dịch sách sang nhiều thứ tiếng khác nhau, nên tính phổ cập rộng lớn hơn nhiều so với sách in.
Phụ thuộc vào các thiết bị, mà một eBook có thể được đọc trong ánh sáng thấp hoặc thậm chí cả bóng tối. Nhiều độc giả có khả năng hiển thị chuyển động, mở rộng hoặc thay đổi phông chữ, sử dụng phần mềm để đọc văn bản to. Mặt khác, eBook tiêu thụ rất ít điện năng, nên cho phép người ta đọc liên tục trong mọi thời gian: sáng, trưa, chiều, tối và cả đêm nữa.
Một người đọc eBook có thể chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn, nhưng lại có thể đọc được hàng ngàn cuốn khác nhau, mà giá mỗi cuốn lại rẻ đến mức gần như cho không, đấy là chưa kể đến hàng vạn cuốn sách có từ trước năm 1900 đều được đọc hoàn toàn miễn phí.
So với sách in, eBook rẻ hơn và dễ dàng hơn cho các tác giả tự xuất bản sách. Ngoài ra, nó có thể được phát tán dưới hình thức bản sao miễn phí, tạo nên sự kích thích doanh số bán hàng của sách in. Ngoài ra, một eBook có thể được mua, tải về và được sử dụng ngay lập tức. Cuối cùng việc sản xuất eBook không tiêu thụ giấy, mực in, đầu tư dây chuyền công nghệ, dầu, mỡ... để in sách nên ít gây ô nhiễm môi trường, ít tổn hại đến sức khỏe của người sản xuất.
Gót chân Asin của công nghệ mới
Các định dạng và các loại tập tin sách điện tử được lưu trữ và phân phối trong sự thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như những tiến bộ trong công nghệ hay giới thiệu những định dạng mới độc quyền sẽ làm cho bạn khó có cơ hội tiếp cận với những cuốn sách mà bạn cần. Trong khi sách in vẫn có thể đọc được trong nhiều năm, thì sách điện tử có thể cần phải được sao chép vào một “tàu sân bay” mới theo thời gian để định dạng lại.
Tuổi thọ của một cuốn sách in bao giờ cũng vượt quá một “đời” của eBook. Nếu một nhà cung cấp nào đấy vi phạm luật xuất bản và luật bản quyền thì không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng eBook mà bạn có là độc quyền sở hữu của bạn. Các thiết bị điện tử thường nhanh chóng xuống cấp theo thời gian. Và văn bản lưu trong eBook của bạn hoàn toàn có thể bị “lạc” trong không gian mạng...
Do thiết bị đọc bị lỗi phần cứng hay phần mềm, eBook có thể trục trặc và tình trạng mất dữ liệu hoàn toàn có thể xảy ra. Bảo quản một thiết bị điện tử trước sự xâm hại của môi trường như nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá, nước, độ ẩm... để tránh bị thiệt hại khó hơn nhiều so với sách in.
Do chi phí đầu tư ban đầu của các loại đầu đọc khá cao, nên eBook ít có điều kiện tiếp cận được với số đông người nghèo trên thế giới. Hơn nữa, eBook chỉ có hai cách phân phối hoặc là miễn phí hoặc là chỉ có một giá, nên độc giả không bao giờ được hưởng lợi từ giảm giá của những lần in tiếp theo như sách giấy.
Vì eBook tồn tại trong không gian mạng nên khả năng đảm bảo bản quyền rất thấp. Đấy là chưa kể đến việc xâm hại của các hacker, sự đổi mới công nghệ hay người cầm “chìa khóa” máy chủ đột ngột tử nạn... Người đọc hoàn toàn có thể bị “mất trắng” quyền lợi mà lẽ ra mình được hưởng.
Các trình duyệt màn hình của thiết bị đọc eBook hiện đang thấp hơn so với bản in thực tế, nên eBook làm cho nhiều người rất khó sử dụng. Ngoài ra, do quản lý kỹ thuật số, khách hàng thường không thể bán lại hoặc cho người khác mượn eBook của mình.
Cuối cùng, vấn đề môi trường eBook cũng được người ta quan tâm vì nó dùng nhiều chất độc hại khác nhau để sản xuất không dễ dàng phân huỷ sinh học như sách giấy.
Cuộc chiến ngày càng quyết liệt hơn
Sau vụ phát hiện kho sách lậu lên đến hơn 100.000 cuốn tại TP. HCM mới đây, không khí chống sách lậu dường như được hâm nóng lại. Nhưng có một “địa bàn” sách lậu khác tạm thời còn bị bỏ ngỏ, đó là sách không có bản quyền trên internet.
Cho đến gần đây, các nhà xuất bản vẫn tin rằng sách của họ tương đối an toàn mặc dù phải scan từng trang sách để chuyển nó thành file là việc làm thủ công. Vì thế, giờ đây các nhà xuất bản đã và đang sản xuất nhiều ấn bản điện tử hơn và giới “hacker” có thể dễ dàng copy các file về.
Nhiều website đã trở thành mục tiêu công kích của ngành xuất bản trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, các website ấy đều cam kết sẽ xóa ngay lập tức những cuốn sách được đưa lên khi nhận được thông báo về sách không có bản quyền và họ cho biết đã cài đặt những bộ lọc để nhận diện các tác phẩm được bảo hộ bản quyền.
Có thể nói tình trạng sách lậu tràn lan trên internet ở nước ta hiện nay đã làm đau đầu cho không ít tác giả và nhà xuất bản. Các website chia sẻ sách điện tử miễn phí ở Việt Nam đều có đội ngũ tình nguyện viên khá chuyên nghiệp. Họ cần mẫn gõ lại những cuốn sách hay và bán chạy nhất ngay sau khi xuất bản, và ấn bản điện tử bất hợp pháp này thường có trên internet sau khi phát hành bản in chừng hai tuần tới một tháng. Cá biệt hơn, có website còn thu phí download của người dùng, mặc dù họ không được quyền bán các tác phẩm ấy.
Ngoài ra, những người đọc không muốn trả tiền có thể tìm kiếm các ấn bản điện tử bất hợp pháp trên rất nhiều diễn đàn hay phần mềm khác. Từng có một nhà xuất bản lớn yêu cầu một website dỡ các bản eBook vi phạm tác quyền của mình, nhưng kết quả là các eBook này vẫn không những không bị dỡ bỏ, mà nhà xuất bản nọ còn bị các thành viên của mạng kêu gọi tẩy chay. Có lẽ đây là một lý do khiến các nhà xuất bản còn e ngại, chưa lên tiếng mạnh mẽ đấu tranh cho sự công bằng về xuất bản.