Năm 2015 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, là năm với nhiều ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước: Kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... và Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước của ngành GTVT (28/8/1945 - 28/8/2015).
Với phương châm hành động của toàn ngành GTVT năm 2015 là “Phát huy truyền thống 70 năm đi trước mở đường, tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp”, tập thể Lãnh đạo Bộ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể ngành GTVT, quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2015, góp phần cùng cả nước bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội; quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, tạo động lực chuẩn bị cho kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm tiếp theo 2016-2020.
I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Vận tải: Phấn đấu tăng trưởng bình quân 5% về tấn hàng hóa và lượt hành khách so với năm 2014.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển: Hoàn thành kế hoạch thực hiện và giải ngân tất cả các nguồn vốn được giao dự kiến 86.636,9 tỷ đồng. Trong đó, NSNN 6.498 tỷ đồng, TPCP 37.708,9 tỷ đồng, ngoài NSNN: 41.980 tỷ đồng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, cơ bản hoàn thành các dự án nâng cấp, mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
3. Bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông: Phấn đấu giảm TNGT ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước từ 5%-10% so với năm 2014 trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương; giảm TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách; giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
4. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp: Hoàn thành cổ phần hóa 14 doanh nghiệp , triển khai thực hiện cổ phần hóa 29 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp .
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2015
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án
- Trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Trình Chính phủ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đường sắt.
- Tập trung hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các đề án thuộc chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: 06 dự thảo Nghị định của Chính phủ và 01 điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành 63 thông tư, thông tư liên tịch, 06 quy hoạch và 16 đề án khác .
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật. Rà soát các văn bản QPPL để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới các quy định cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
2. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Quyết liệt triển khai tái cơ cấu vận tải trong toàn Ngành, đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án kết nối các phương thức vận tải để giảm tải cho đường bộ. Hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Nghị định số 107/2014/NĐ-CP và các văn bản QPPL về quản lý vận tải; tăng cường quản lý hoạt động vận tải hàng hóa và vận tải hành khách bằng xe ô tô để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải góp phần đảm bảo TTATGT.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện. Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí... tích cực tuyên truyền về công tác tăng cường quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực thống kê, dự báo và phân tích thị trường vận tải nhằm cung cấp số liệu và thông tin ngày càng có chất lượng phục vụ việc xây dựng các chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước cũng như giúp các đơn vị kinh doanh vận tải có cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện thành công chiến lược sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện và đổi mới phương thức xây dựng và quản lý hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải làm cơ sở để giảm giá thành vận tải.
- Tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và phối hợp các hiệp hội vận tải, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chủ hàng để trao đổi, nắm bắt và tiếp nhận thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển KCHTGT, trong đó có bến xe, bãi đỗ xe, kho bãi, cảng, trạm dừng nghỉ. Nghiên cứu đề xuất thể chế tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy về xã hội hóa hoạt động vận tải đường sắt, nâng cao năng lực xếp dỡ tại các ga trọng điểm, vận chuyển công-ten-nơ bằng đường sắt. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “4 xin”, “4 luôn”, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ vận tải.
- Phối hợp với các địa phương chuẩn bị kế hoạch phục vụ Tết Nguyên Đán và mùa Lễ hội Xuân năm 2015. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác kiểm tra việc thực hiện vận tải du lịch của các đơn vị.
- Phối hợp với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, xây dựng Đề án hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động logistics . Tổ chức Diễn đàn logistics trong lĩnh vực GTVT vào Quý IV năm 2015.
- Từng bước đưa sàn giao dịch vận tải hàng hóa vào hoạt động, tạo điều kiện kết nối chủ hàng và đơn vị vận tải, góp phần tăng hiệu quả sử dụng phương tiện, giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông, tiết kiệm chi phí vận tải, giảm giá thành vận tải, tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thực hiện các điều kiện kinh doanh và chất lượng dịch vụ các lĩnh vực vận tải. Chú trọng phát triển và tăng cường kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải thực hiện ưu đãi, ưu tiên đối với người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người cao tuổi, người khuyết tật.
3. Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông; công tác PCLB&TKCN
3.1. Công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông
Tiếp tục thực hiện năm an toàn giao thông 2015 với chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Quyết liệt triển khai các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo đảm ATGT, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT, đặc biệt là tại khu vực nông thôn và trên đường cao tốc. Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác tuyên truyền ATGT. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín ở địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATGT của người dân.
- Nâng cao điều kiện an toàn của KCHTGT . Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện dự án về công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công trên đường bộ đang khai thác ; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Cải thiện chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và người lái . Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay, khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải; tiếp tục giảm tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT. Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia vận hành có hiệu quả đường dây nóng quốc gia về TTATGT nhằm tăng cường khả năng phối hợp xử lý khi tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân và doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế TNGT . Triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt đến năm 2020.
3.2. Công tác PCLB&TKCN
- Tiếp tục tổ chức và đôn đốc thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” của ngành GTVT, lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành, đảm bảo phát triển bền vững. Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa và ban hành các quy chế, quy trình phù hợp với thực tế hoạt động TKCN để tăng cường hiệu quả hoạt động. Tiến hành trao đổi, đàm phán Vùng TKCN trên biển của Việt Nam; thực hiện phổ biến kiến thức, hướng dẫn, triển khai thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn, TKCN trên biển theo quy định của Công ước SAR 79 cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển.
- Tập trung thực hiện công tác PCLB&TKCN năm 2015. Kịp thời giao và triển khai kế hoạch sản xuất vật tư dự phòng phục vụ công tác PCLB. Thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định và công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, Ủy ban Quốc gia TKCN, tổ chức trực 24/24h theo quy định của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương. Kịp thời chỉ đạo triển khai ứng phó với bão, lũ và nhanh chóng bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra.
4. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác KCHTGT
4.1. Công tác đầu tư xây dựng, phát triển KCHTGT
- Tiếp tục thực hiện năm kỷ cương, tiến độ, chất lượng, hạ giá thành, giảm suất đầu tư góp phần phát triển nhanh và bền vững hệ thống KCHTGT.
- Trên cơ sở các nghị định mới hoặc điều chỉnh, bổ sung nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật Đấu thầu sửa đổi, Luật Xây dựng sửa đổi, Luật Đầu tư công, tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc đề nghị ban hành các quy định mới về quản lý đầu tư xây dựng KCHTGT phù hợp với tình hình thực tiễn. Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, đặc biệt các cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng KCHTGT.
- Tập trung các giải pháp nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia dự án; đặc biệt là đối với các chủ đầu tư, Ban QLDA trong việc thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền . Xây dựng và ban hành, áp dụng các chế tài trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng. Hoàn thành và tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tăng cường năng lực quản lý, tổ chức và chất lượng hoạt động của tư vấn giám sát xây dựng công trình giao thông. Tăng cường kiểm tra hiện trường, nâng cao chất lượng công tác giám định, kiểm định; kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Chỉ đạo nhà đầu tư, chủ đầu tư, Ban QLDA rà soát về năng lực các nhà thầu thi công chậm tiến độ, đề xuất cắt chuyển khối lượng hoặc thay thế các nhà thầu yếu kém, trọng điểm là các dự án nâng cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng phát triển KCHTGT, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, đặc biệt các công trình, dự án quan trọng của ngành, phấn đấu hoàn thành 115 dự án và khởi công xây dựng 54 dự án . Cơ bản hoàn thành toàn bộ các dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Vũng Áng - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên vào cuối năm 2015. Khởi công, hoàn thành các công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống của ngành GTVT theo đúng kế hoạch.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng từ nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. Tiếp tục tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành, phấn đấu hoàn thành kế hoạch lập báo cáo quyết toán và thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được cấp thẩm quyền giao hàng năm. Xử lý nghiêm các đơn vị chậm trễ trong công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số. Tập trung hoàn thành đưa vào khai thác 186 cầu treo dân sinh tại 28 tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
4.2. Công tác quản lý, khai thác, bảo trì KCHTGT
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác KCHTGT. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo trì KCHTGT, các định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, bảo trì KCHTGT.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo trì KCHTGT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì KCHTGT.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, xã hội hóa xây dựng, khai thác, bảo trì KCHTGT. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án Đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ.
5. Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước
- Hoàn thành việc quyết toán, bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, thực hiện IPO trong năm 2014. Hoàn thành cổ phần hóa 14 doanh nghiệp, triển khai thực hiện cổ phần hóa 29 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp theo đúng mục tiêu, kế hoạch.
- Tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty thực hiện đề án tái cơ cấu, thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt tập trung chỉ đạo đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu tài chính đối với Công ty mẹ - Tổng công ty và tái cơ cấu 170 doanh nghiệp thuộc nhóm không giữ lại trong mô hình Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.
- Tập trung tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo chặt chẽ Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty TNHH MTV, công ty cổ phần nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tập trung nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Bộ tương xứng với nguồn lực được giao. Đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước làm tốt vai trò là công cụ góp phần điều tiết vĩ mô, định hướng sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
6. Công tác hợp tác quốc tế
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực GTVT, dự kiến sẽ ký kết và gia nhập 10 điều ước quốc trong lĩnh vực GTVT trong năm 2015.
- Về hợp tác song phương: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác và kết nối GTVT với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN. Tăng cường hợp tác về chiều sâu với các đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực GTVT như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Bỉ... Xúc tiến mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác có tiềm năng như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Ca-ta... và một số nước ở khu vực Châu Phi.
- Về hợp tác đa phương: Tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác GTVT trong các khuôn khổ ASEAN, GMS, CLMV, APEC, UNESCAP... Tập trung thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết về kết nối GTVT ASEAN để góp phần hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Nghiên cứu tham gia sâu vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hàng không và hàng hải .
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng như quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế để tìm kiếm các nguồn vốn phát triển KCHTGT. Hỗ trợ các doanh nghiệp ngành GTVT tìm hiểu thị trường đầu tư, mở rộng thị trường lao động, tham gia thi công công trình giao thông tại các nước.
7. Công tác đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường
7.1. Công tác đào tạo
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành GTVT. Thẩm định các đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đào tạo cán bộ nguồn thuộc diện Bộ quản lý. Triển khai xây dựng Đề án xã hội hóa công tác đào tạo đối với các Trường thuộc Bộ.
7.2. Công tác khoa học, công nghệ
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KHCN ngành GTVT giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến 2030. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN trong hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai áp dụng các công nghệ tái chế nguội tại chỗ cho các dự án xây dựng đường bộ; triển khai ứng dụng thử nghiệm một số vật liệu nhựa đường mới sử dụng cho mặt đường BTN; tổng kết, đánh giá các công nghệ tái chế nóng mặt đường BTN, vật liệu Rhinophalt, BTN rỗng.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực công nghiệp GTVT theo hướng làm chủ công nghệ chế tạo các sản phẩm, thiết bị phục vụ trực tiếp cho ngành GTVT; chuẩn hóa các tiêu chí có liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các loại hình phương tiện và trang thiết bị trong ngành GTVT; ứng dụng công nghệ điện tử, thông tin vào quản lý khai thác vận tải và ATGT.
- Xây dựng kế hoạch KHCN và kế hoạch ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đến năm 2016; tiếp tục rà soát, chỉnh sửa các tiêu chuẩn, quy chuẩn GTVT; tăng cường kiểm tra việc áp dụng, thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống TCVN về ITS, phê duyệt khung tiêu chuẩn cho các dự án ITS.
7.3. Công tác môi trường
- Tiếp tục đôn đốc, đẩy mạnh thực hiện chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ; triển khai các đề án, chiến lược, kế hoạch hành động đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT ban hành . Xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của Bộ GTVT về: Tăng trưởng xanh ngành GTVT giai đoạn 2015 - 2020, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020. Rà soát, xây dựng, cập nhật và hoàn thiện văn bản QPPL của ngành GTVT về bảo vệ môi trường . Tập trung nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ của ngành GTVT thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2012 - 2015. Tăng cường huy động các nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ môi trường.
- Thực hiện dán nhãn năng lượng đối với ô tô con từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh việc lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại và xử lý “mùi tàu” trên các toa xe khách của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; kịp thời xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc lĩnh vực y tế, hàng không và đường sắt. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và kiểm tra thực hiện.
8. Công tác tổ chức, cán bộ và cải cách hành chính
- Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức, sắp xếp một số đơn vị thuộc Bộ cho phù hợp. Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục HHVN, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch Bộ GTVT - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về GTVT. Tiếp tục tổ chức thi tuyển các chức danh cấp trưởng của các Vụ, Cục, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
- Tiếp tục đẩy mạnh CCHC, cải cách TTHC, triển khai thực hiện các kế hoạch CCHC của Bộ, của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT về “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ công vụ công chức và quản lý biên chế” và Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức giai đoạn 2013-2015 .
- Tiếp tục thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của Bộ GTVT đến năm 2020. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Tiếp tục triển khai Đề án Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT. Rà soát, đánh giá và báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục triển khai Đề án Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt .
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách, pháp luật trên tất cả các lĩnh vực . Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo ATGT, bảo vệ KCHTGT. Tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra . Tăng cường công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
- Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo với mục tiêu giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng đơn thư, vụ việc theo đúng quy định . Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm (nếu có).
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quy định của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai sót, đồng thời có chỉ đạo hướng dẫn để các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong mọi hoạt động, tiết giảm chi tiêu công.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . Các tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI); thực hiện nghiêm túc, quyết liệt nghị quyết, kết luận của các Hội nghị Trung ương - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 và Chương trình hành động số 144-CTHĐ/BCSĐ của Ban Cán sự đảng Bộ GTVT nhằm xây dựng Đảng bộ, chính quyền Bộ GTVT trong sạch, vững mạnh, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.
10. Các công tác trọng tâm khác
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông của Bộ GTVT; chủ động, kịp thời, công khai, minh bạch thông tin với báo chí, xã hội và người dân.
- Tăng cường công tác y tế dự phòng, công tác chăm sóc, khám sức khỏe, chữa bệnh cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động toàn ngành và nhân dân. Tăng cường xã hội hóa công tác y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong ngành.
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong bảo đảm việc làm, đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động toàn ngành. Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi, hiệu quả, thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII; chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước ngành GTVT (28/8/1945 - 28/8/2015).
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, xã hội, từ thiện; trong đó, triển khai có hiệu quả hoạt động của Quỹ Xã hội - từ thiện Công đoàn GTVT Việt Nam.