Toàn văn "Thể lệ cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài Giao thông vận tải"
2014/5/20 8:47 - Nguồn : Ban Web
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tri ân đối với những đóng góp không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, người lao động ngành Giao thông vận tải các thời kỳ đã và đang trở thành nguồn cảm hứng, “bệ phóng” vững chắc để giúp các thế hệ hôm nay của ngành Giao thông vận tải vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai.
- Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ngành Giao thông vận tải, cổ vũ ý chí quyết tâm của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong Ngành, hăng hái thi đua lao động sáng tạo trên các mặt trận giao thông vận tải vì sự phát triển của đất nước.
- Thông qua cuộc thi, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống lịch sử của ngành Giao thông vận tải nhân dịp 70 năm Ngày truyền thống Giao thông vận tải Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015) bằng các tác phẩm văn học có giá trị lớn về tư tưởng và nghệ thuật, trường tồn với thời gian.
- Phát hiện, nêu gương, góp phần nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Giao thông vận tải.
2. Yêu cầu
Vận động được rộng rãi các các tác giả chuyên và không chuyên, cán bộ, công nhân viên, người lao động trong và ngoài ngành, người Việt Nam ở trong và ngoài nước, người nước ngoài có tình cảm yêu mến Giao thông vận tải Việt Nam tham gia cuộc thi.
II - NỘI DUNG CUỘC THI
1. Phạm vi đề tài
- Truyền thống anh hùng “Dũng cảm - Thông minh - Sáng tạo” của của ngành Giao thông vận tải Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đặc biệt là ngành Giao thông vận tải “đi trước mở đường” trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; bảo đảm Giao thông vận tải trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, mở đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển góp phần vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Những tấm gương hy sinh vô bờ bến của những tập thể, cá nhân ngành Giao thông, Thanh niên xung phong Giao thông vận tải trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
- Những thành quả quan trọng của ngành Giao thông vận tải từ ngày đất nước đổi mới trên những công trình đã và đang được xây dựng trên khắp đất nước trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa....cùng các thành quả quan trọng khác trong cải cách hành chính, xây dựng thể chế, quy hoạch, chiến lược, luật pháp, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo, vận tải, giao thông đô thị, phát triển giao thông nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo… góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội.
- Những tập thể và cá nhân điển hình, tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay của toàn ngành Giao thông vận tải đã có những đóng góp xuất sắc góp phần tạo nên những bước phát triển vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, hội nhập quốc tế của Ngành góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thể loại
- Tiểu thuyết;
- Tập bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ (có ít nhất 50% số lượng bài phản ảnh đúng chủ đề mới, mới được đưa vào xét chọn);
- Trường ca;
- Truyện ngắn, bút ký, thơ (riêng chùm thơ ít nhất phải có 05 bài).
3. Thể thức
- Mỗi tác giả có thể gửi tham gia tất cả các thể loại của cuộc vận động.
- Tất cả những tác phẩm tham gia sau khi công bố mà bị phát hiện vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, Ban tổ chức sẽ thu hồi, tước giải thưởng (nếu đạt giải) và tác giả sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Tác phẩm nêu ở điểm 2 viết về đề tài Giao thông vận tải đã công bố hoặc tham gia các giải do Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các Hội văn học nghệ thuật địa phương được khuyến khích tham gia cuộc vận động. Ban Tổ chức sẽ có hình thức tôn vinh và khen thưởng.
4. Bản thảo
- Bản thảo tác phẩm tham gia cuộc vận động để xét giải thưởng là những tác phẩm hoàn chỉnh, chưa công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa xuất bản thành sách hoặc công bố bằng các hình thức khác;
- Trong thời gian tham gia cuộc vận động, Ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích tuyên truyền.
- Không nhận các bản thảo viết bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt.
- Không nhận các tác phẩm sai định hướng và có vi phạm những tư tưởng chính trị.
- Mỗi tác giả có thể tham dự một hoặc nhiều tác phẩm, có thể gửi một hoặc nhiều lần. Các thông tin về tác giả như: họ tên, bút danh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại
(nếu có) được gửi kèm bản thảo.
- Bản thảo (01 bản) được viết hoặc đánh máy rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, đóng thành quyển, không được tẩy xóa và gửi về địa chỉ:
Ban Văn học Chuyên đề Hội Nhà văn Việt Nam - số 9 Nguyễn Đình Chiểu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội; Điện thoại: 04.38229894; Mr. Đào Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Văn học Chuyên đề, DĐ: 0913.254102.
5. Đối tượng
- Các nhà văn chuyên nghiệp;
- Ngưòi viết ở mọi lứa tuổi; người Việt Nam ở trong và ngoài nước và người nước ngoài có tình cảm với Việt Nam;
- Đặc biệt khuyến khích các nhà văn, tác giả, nhóm tác giả trong ngành Giao thông vận tải;
- Thành viên Ban chỉ đạo, Ban Giám khảo (Sơ khảo, Chung khảo) có thể gửi tác phẩm hưởng ứng cổ vũ Cuộc vận động, không tham dự giải nhưng sẽ được tôn vinh.
6. Thời gian tổ chức
Cuộc vận động tổ chức từ tháng 3 năm 2014 ngày 30 tháng 4 năm 2015.
- Thời gian bắt đầu nhận bài: ngày 01 tháng 3 năm 2014;
- Thời hạn cuối cùng nhận bài: 30/4/2015 (tính theo dấu bưu điện);
- Chấm tác phẩm (Sơ khảo và Chung khảo): tháng 5 - 6/2015;
- Tuyển chọn, biên tập các tác phẩm, tổ chức in thành tập sách: tháng 7/2015;
- Tổng kết công bố kết quả vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Giao thông vận tải Việt Nam (28/8/2015).
7. Quyền lợi và giải thưỏng
7.1. Quyền lợi
- Những tác phẩm tham gia cuộc vận động sẽ được lựa chọn để giới thiệu trên báo, tạp chí của ngành Giao thông vận tải; các báo ở Trung ương và địa phương trong cả nước; báo Văn Nghệ và Văn Nghệ Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác giả có bài đăng được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành;
- Những tác phẩm đạt giải thưởng hoặc được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao sẽ được xuất bản thành tập sách; tác giả được hưởng chế độ nhuận bút xuất bản sách và bản quyền tác giả theo Luật Xuất bản.
7.2. Cơ cấu giải thưởng
A. Bộ giải đối với tiểu thuyết, tập bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ:
- Giải đặc biệt: 100.000.000đ;
- Giải Nhất tiểu thuyết: 80.000.000đ;
- Bộ giải Nhất tập bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ: 60.000.000đ/giải;
- Bộ giải Nhì tiểu thuyết, tập bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ: 50.000.000đ/giải;
- Bộ giải Ba tiểu thuyết, tập bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ: 30.000.000đ/giải;
- Bộ giải Khuyến khích tiểu thuyết, tập Bút ký, tập truyện ngắn, tập thơ: 10.000.000đ/giải;
B. Bộ giải đối với từng tác phẩm về truyện ngắn, bút ký, thơ và trường ca; cơ cấu như sau:
+ 1 giải Đặc biệt: 30.000.000đ
+ 4 giải Nhất: 20.000.000đ/giải
+ 12 giải Nhì: 10.000.000đ/giải
+ 16 giải Ba: 5.000.000đ/giải
+ 30 giải Khuyến khích: 4.000.000đ/giải
C. Ngoài ra còn có giải thưởng cho tác giả trong ngành Giao thông vận tải viết về ngành Giao thông vận tải có kết quả tốt, trị giá 10.000.000đ/giải.
D. Đối với các tác phẩm nêu ở điểm 3 Ban Tổ chức sẽ lực chọn tác phẩm từng thể loại, có giá trị lớn về tư tưởng và giá trị nghệ thuật để có hình thức tôn vinh và khen thưởng xứng đáng.
Ban Chỉ đạo cuộc thi mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà văn chuyên và không chuyên, tác giả trong và ngoài Ngành; sự ủng hộ, phối hợp của các Sở Giao thông vận tải; Hội Nhà văn, Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương để Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Giao thông vận tải Việt Nam thu được nhiều kết quả./.
Bạn đọc có thể doawload văn bản gốc tại đây